Soạn bài Tôi đi học – Ngữ văn 8 Cánh Diều

Soạn bài Tôi đi học - Ngữ văn 8 Cánh Diều

Hướng dẫn Soạn bài Tôi đi học - Ngữ văn 8 Cánh Diều, trả lời câu hỏi SGK Ngữ văn 8 Cánh Diều Tập 1 – trang 14

Mục lục

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 15): Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?

Trả lời:

– Những hình ảnh gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”: thời tiết cuối thu, lá rụng đầy ngoài đường, trên không có những đám mây bàng bạc.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 15): Tranh minh họa liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Tranh minh hoạ là hình ảnh một người mẹ dắt con đến trường trong khung cảnh mùa thu, hình ảnh minh hoạ này rất phù hợp với chủ đề, nội dung của văn bản khi nói về ngày đầu tiên đi học. Đây cũng là hình ảnh đầu tiên xuất hiện đầu văn bản.

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 15): Chú ý sự thay đổi trong cảm nhận cảnh vật của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 16): Phần 2 kể về chuyện gì?

Trả lời:

Phần (2) kể về cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường khi nghe tiếng trống tập trung, khi rời tay mẹ và chứng kiến các bạn học sinh khác khóc, khi được ông đốc an ủi.

Câu 5 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 16): Chú ý các hình ảnh so sánh.

Trả lời:

– Hình ảnh so sánh:

+ Họ như chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngùng e sợ.

+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

+ Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.

Câu 6 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 16): Tâm trạng nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên?

Trả lời:

Khi nghe ông đốc đọc tên từng người nhận vật “tôi” cảm thấy như quả tim ngừng đập. Cậu quên cả mẹ đang đứng đằng sau. Khi nghe đến tên mình thì giật mình và lúng túng.

Câu 7 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 17): Chú ý hình ảnh và lời nói của ông đốc.

Trả lời:

– Hình ảnh: cặp mắt hiền từ và cảm động.

– Lời nói: ân cần, nhẹ nhàng căn dặn các em học sinh.

Câu 8 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 17): Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?

Trả lời:

Các bạn nhỏ khóc bởi vì đây là lần đầu tiên các bạn phải rời xa bố mẹ và bước vào một môi trường mới. Cảm giác đó khiến các bạn nhỏ chưa thể thích ứng và lo sợ.

Câu 9 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 17): Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3) như thế nào? 

Trả lời:

Tâm trạng của nhân vật tôi chuyển đổi: cậu vừa bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh nhưng cảm thấy chúng chúng thân quen đến lạ.

Soạn bài Tôi đi học - Ngữ văn 8 Cánh Diều

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 18): Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng:

A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ

B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ

C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước

D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí

Trả lời:

Đáp án B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 18): Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình từ nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1).

Trả lời:

Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật tôi và được nhớ lại theo trình tự thời gian (hiện tại-> quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học).

Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1):

+ Buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.

+ Con đường quen thuộc trở nên xa lạ.

+ Cảnh vật thay đổi vì chính lòng “tôi” thay đổi.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 18): Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.

Trả lời:

* Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp:

– Tâm trạng khi cùng mẹ tới trường:

+ Thấy mình đã lớn và đứng đắn hơn

+ Cảm thấy trang trọng và chững chạc

– Tâm trạng khi đứng giữa sân trường:

+ Lo sợ, ngại ngùng và hồi hộp

+ Cảm thấy bơ vơ, nhỏ bé

– Tâm trạng khi ngồi trong lớp học tiết học đầu tiên:

+ Cái gì cũng lạ lạ, hay hay

+ Cảm nhận về bạn bè và tiết học

* Tác dụng của việc sử dụng câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật: đã giúp thể hiện rõ nét tâm trạng một cách sâu sắc, xúc động, lột tả được những cung bậc cảm xúc của nhân vật trong sự kiện lần đầu tiên đến trường.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 18): Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?

Trả lời:

Chất trữ tình của truyện được tạo nên bởi: chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả, kết hợp hài hòa giữa kể tả và bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 18): Văn bản Tôi đi học đã nói giúp những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

– Thông qua tâm trạng của nhân vật tôi lần đầu tiên đến trường đã phần nào nói lên tâm trạng của biết bao người đã trải qua thời thơ ấu dưới mái trường: sự lưu luyến ấy, khiến ai đã một lần đọc không thể nào không cảm nhận như chính là cảm xúc của mình, là nỗi lòng mình vậy.

– Đó là sức lây lan kỳ diệu của truyện ngắn trữ tình này nên điều đó vẫn còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Tôi đi học (trang 18): Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” hôm ấy ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, em sẽ nói với “tôi” điều gì?

Trả lời:

Tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” rằng: Chào bạn! Rất vui khi chúng ta được ngồi cạnh nhau trong lớp học này. Cậu và tớ hãy cùng nhau cố gắng nhé!

>>> Xem đầy đủ các bài soạn tại mục lục: Soạn Văn 8 – Cánh Diều

—————————————-

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết giúp các em Soạn bài Tôi đi học – Ngữ văn 8 Cánh Diều trong chương trình SGK Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1. Mong rằng những nội dung bài viết này sẽ đem lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích trên con đường học tập. Chúc các em học tốt!

    Mục lục

    Danh sách

    Mục lục